Thuốc Điều Trị Ung Thư Hiệu Quả Suniheet 50mg

Suniheet 50 (Sunitinib Malate) là thuốc được sản xuất bởi Heet Health Care (Ấn Độ), với thành phần chính Sunitinib có tác dụng điều trị khối u mô đệm đường tiêu hóa, ung thư biểu mô tế bào thận di căn,  khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy.

1. Thành phần Thuốc Suniheet 50mg
  • Sunitinib 50mg

2. Công dụng Thuốc Suniheet 50mg

Thuốc Suniheet là thuốc điều trị ung thư có hoạt chất Sunitinib

  • Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST - gastrointestinal stromal tumor) sau khi thất bại điều trị bằng imatinib mesylat do bị đề kháng hoặc không dung nạp.
  • Ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển và/hoặc di căn (MRCC - metastatic renal cell carcinoma) ở những bệnh nhân chưa được dùng thuốc hoặc sau khi thất bại điều trị với cytokine.
  • Khối u thần kinh nội tiết có nguồn gốc tuyến tụy (PNET).

3. Liều dùng Thuốc Suniheet 50mg

Người lớn

  • Đối với GIST và MRCC, liều khuyến cáo là uống một lần duy nhất 50 mg mỗi ngày, dùng trong 4 tuần liên tiếp, sau đó là thời gian nghỉ 2 tuần (thời gian biểu 4/2) để tạo thành chu kỳ trọn vẹn 6 tuần.
  • Đối với PNET, liều khuyến cáo là 37,5 mg, uống một lần mỗi ngày mà không có thời gian nghỉ ngơi theo lịch trình.
  • Có thể dùng sunitinib cùng hoặc không cùng thức ăn.

Thay đổi liều

Độ an toàn và dung nạp

  • Thay đổi liều theo gia số 12,5 mg được áp dụng căn cứ vào độ an toàn và khả năng dung nạp của từng cá thể để dùng tới 75 mg hoặc giảm xuống 25 mg.
  • Có thể phải dùng liều dựa theo độ an toàn và khả năng dung nạp của từng cá thể.

Ức chế/cảm ứng CYP3A4

  • Nên tránh phối hợp sunitinib với các chất gây cảm ứng mạnh CYP3A4 như rifampicin. Nếu không thể tránh phối hợp thì liều sunitinib cần tăng theo gia số 12,5 mg cho tới liều tối đa là 87,5 mg mỗi ngày, dựa trên cơ sở theo dõi cẩn thận về khả năng dung nạp thuốc.
  • Cần tránh phối hợp sunitinib với các chất ức chế mạnh CYP3A4 như ketoconazol. Nếu không thể tránh phối hợp, cần giảm liều sunitinib theo gia số cho đến liều tối thiểu mỗi ngày là 37,5 mg.
  • Khuyến cáo khi cần dùng thuốc khác cùng với sunitinib, nên chọn thuốc không có hoặc có rất ít tiềm năng gây cảm ứng hoặc ức chế CYP3A4.

Trẻ em

  • Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả của sunitinib trên bệnh nhân nhi.

Đối tượng khác

Người cao tuổi

  • Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân cao tuổi. Không nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào về độ an toàn và hiệu quả của thuốc giữa bệnh nhân trẻ tuổi và bệnh nhân cao tuổi.

Suy gan

  • Không cần điều chỉnh liều khi dùng sunitinib cho bệnh nhân suy gan nhẹ (Child-ugi loại A) hoặc trung bình (Child-Pugh loại B). Chưa có nghiên cứu sử dụng sụnitinib ở bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh loại C).

Suy thận

  • Không cần điều chỉnh liều khởi đầu khi dùng sunitinib cho bệnh nhân suy thận (nhẹ - nặng) hoặc cho bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối đang phải thẩm tách máu. Việc điều chỉnh liều dùng tiếp theo nên dựa vào độ an toàn và khả năng dung nạp của mỗi bệnh nhân.

4. Chống chỉ định Thuốc Suniheet 50mg

  • Mẫn cảm với sunitinib hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Tác dụng phụ Thuốc Suniheet 50mg

Thường gặp

  • Mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, viêm miệng, khó tiêu, nôn; đổi màu da; phát ban, khô da; đổi màu tóc.
  • Suy nhược, rối loạn vị giác; chán ăn và tăng huyết áp, giảm bạch cầu trung tính, tăng lipase, chảy máu cam, giảm tiểu cầu, thiếu máu, suy giáp, đau đầu, sắc hiệu, đau bụng, táo bón, đầy hơi, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Khô miệng, đau lưỡi, đau miệng, rối loạn sắc tố da, hội chứng vết ban đỏ mất cảm giác ở lòng bàn tay, bàn chân, đau ở đầu các chi, đau khớp, đau cơ, phù, viêm niêm mạc, giảm haemoglobin, tăng creatin phosphokinase trong máu, phân suất tống máu giảm.

Ít gặp

  • Viêm mô hoại tử, nhiễm khuẩn, quá mẫn cảm, cường giáp, xuất huyết não, tai biến mạch máu não, thiếu máu tạm thời, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh cơ tim, tràn dịch màng tim, điện tâm đồ QT kéo dài.
  • Xuất huyết khối u, xuất huyết phổi, suy hô hấp, thủng đường tiêu hóa, viêm tụy, lỗ rò hậu môn, viêm đại tràng, suy gan, viêm túi mật.
  • Chức năng gan bất thường, u xương hàm, lỗ rò, xuất huyết đường tiết niệu, suy nhược, tăng creatine phosphokinase máu, hormone kích thích tuyến giáp trong máu tăng.

Hiếm gặp

  • Bệnh vi mạch huyết khối, phù mạch, viêm tuyến giáp, hội chứng ly giải khối u, hội chứng bệnh não có hồi phục sau, suy thất trái.
  • Torsade de pointes, viêm gan, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, viêm da mủ, hoại tử thượng bì nhiễm độc, tiêu cơ vân, bệnh cơ, hội chứng thận hư.

6. Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ sanitinib trong huyết tương: Chất ức chế mạnh CYP3A4, ketoconazole, erythromycin, clarithromycin, nước bưởi ép.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ sunitinib trong huyết tương: Chất gây cảm ứng CYP3A4, rifampicin, phenytoin, dexamethason, carbamazepin, rifampicin, phenobarbital hoặc cây St. John's.
"

- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng vì chứa thông tin rất quan trọng đối với bạn.

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc.  

- Tuân thủ tuyệt đối về liều lượng khuyến cáo khi sử dụng thuốc, không được sử dụng liều cao hơn hoặc thấp hơn so với hướng dẫn. 

- Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào không được đề cập trong hướng dẫn này, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

;